Đồng hồ đo áp suất nước là một loại thiết bị đo áp suất. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều thiết bị mới được phát minh và chế tạo trong đó các thiết bị để đo lường cũng phát triển theo. Một trong số đó là kỹ thuật cho phép đo áp suất, thiết bị sử dụng để đo áp suất gọi là đồng hồ đo áp suất.
Nó được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của cuộc sống. Trong các ngành công nghiệp của đất nước như trong hệ thống đường ống nước, các nhà máy nước sạch. Các lò hơi của các công ty xí nghiệp, trong phòng thí nghiệm. Trong ngành phòng cháy chữa cháy, lĩnh vực xử lý nước thải…
Đồng hồ đo áp suất nước
Đồng hồ đo áp suất là một thiết bị là thiết bị cơ học được thiết kế để đo áp suất nội tại hoặc chân không của hệ thống chất lỏng. Chúng được lắp đặt trên đường ống để theo dõi áp lực của lưu chất.
Để lựa chọn được những chiếc đồng hồ ưng ý đúng chủng loại, đúng kg, đúng bar. Xin quý khách đừng ngần ngại hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất.
đồng hồ đo áp suất nước có vành
Hân hạnh được phục vụ quý khách hàng trên toàn quốc. Chúng tôi Xin chân thành cảm ơn.
Đồng hồ đo áp suất nước. Về cấu tạo thì cảm biến đo áp suất nước sẽ có cấu tạo chi tiết hơn, phức tạp hơn. Còn đồng hồ đo áp suất nước thì rất đơn giản; chỉ làm mỗi nhiệm vụ đo và thể hiện giá trị áp suất, áp lực nước lên trên mặt đồng hồ.
Thân đồng hồ: Vỏ ngoài của đồng hồ áp suất thường được cấu tạo từ các chất liệu inox 304 thép không rỉ.
Mặt đồng hồ: Là bộ phận chủ yếu được làm từ thủy tinh cường lực để kính chống vỡ tốt.
Mặt hiển thị: Đây là bộ phận hiển thị phần thông số về áp suất hay còn gọi là dải đo.
Ống chứa áp suất: Là phần ống có chứa chất cần đo để cho chất cần đo đi vào.
Kim đo: Được gắn với động cơ bên trong, giúp tiếp nhận thông tin, hiển thị thông số kết quả đo.
Bộ chuyển động: Là bộ phận chính để đo đạc áp suất và đưa số liệu cho kim đo hoạt động.
Chân đồng hồ: Là bộ phận được thiết kế theo kiểu lắp bằng ren. Được lắp trực tiếp hoặc gián tiếp vào đường ống qua xypong.
Bộ phận truyền động bên trong của đồng hồ áp suất sẽ hoạt động khi có áp suất tác động vào lớp màng.
III. Thông số kỹ thuật của đồng hồ đo áp suất nước
Đồng hồ đo áp suất nước
– Tình trạng: mới 100%
– Xuất xứ: Đài Loan
– Mặt : đường kính 63mm và 100mm
– Đơn vị đo: bar, kg/cm2, psi
– Dải đo từ 0 đến 1bar, 3bar, 5bar, 7bar, 10bar, 15bar, 25bar, 35bar, 50bar, 70bar, 100bar.
– Hình thức kết nối: nối ren phía dưới đồng hồ (chân đứng). Kết nối phía sau đồng hồ ( Chân sau)
– Chân: INOX, Đồng, thép không rỉ.
– Kim: màu đen bằng nhôm
– Mặt kính: thủy tinh, nhựa cường lực
– Độ chính xác: +/- 1.5 hoặc +/- 1
– Nhiệt độ hoạt động giới hạn: -20 ~ 60 ° C (-4 ~ 140 ° F)
– Môi trường áp dụng: nước, không khí, khí, hơi, thủy lực dầu và chất lỏng không ăn mòn
– Kết nối: nối ren 1/4″ (phi 13mm) cho loại mặt 63mm và nối ren 3/8″ (phi 17mm) cho loại mặt 100mm
– Vỏ và vòng thép bằng inox không gỉ : inox 304
– Thiết bị dùng để đo áp suất nước, hơi, khí dầu.
Tất cả các chi tiết trên đều được sản xuất với thông số chính xác. Ngoài ra chúng còn được gia công tỉ mỉ để tạo nên một đồng hồ đo áp suất hoàn chỉnh. Tùy thuộc vào hãng sản xuất, model mà đồng hồ sẽ có màu sắc, kích thước kiểu dáng khác nhau.
IV. Chức năng của đồng hồ đo áp suất nước
Đồng hồ đo áp suất nước được sử dụng trong ngành công nghiệp. Nó có chức năng giúp người sử dụng đo lường sự thay đổi áp suất trong môi trường xung quanh. Từ đó giúp ta có thể kiểm soát áp suất dễ dàng hơn rất nhiều.
Trong một chiếc đồng hồ sẽ có các bộ phận tiếp xúc với chất lỏng. chúng được làm bằng chất liệu inox nên khả năng chống ăn mòn, chống rỉ rất cao đối với các môi trường sử dụng hóa chất.
Khi lắp đặt đồng hồ trực tiếp vào đường ống áp suất dòng chảy sẽ tác động lên các hệ thống cảm biến. Hệ thống này sẽ phân tích và báo lên các thang đo hiển thị.
Có các trường hợp đo áp suất ta nên chọn áp lực đo ở khoảng giữa 30 – 65 % thì độ chính xác hay độ bền của thiết bị đo sẽ là cao nhất.
Đa số đồng hồ đo áp suất nước thường được dùng cho các hệ thống thủy lực, các nhà máy xử lý nước, nước thải hoặc các hệ thống khí gas….
Đây là một thiết bị cơ học thiết thực, cực kỳ thiết yêu trong bất kỳ hệ thống nào. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của hệ thống.
Đồng hồ đo áp suất nước có dầu
V. Phân loại đồng hồ đo áp suất nước
1. Đồng hồ đo áp suất nước có dầu
Đồng hồ đo áp suất nước Đây là loại đồng hồ được phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Cấu tạo của thiết bị này đặc biệt là vì mặt trong đồng hồ có chứa một loại dầu. Loại dầu đó là Glyxerin.
Là loại đồng hồ được thiết kế với đặc tính rung và chống sốc nên nó được ứng dụng ở những nơi có sự va đập, rung lắc. Vì nếu ở môi trường rung lắc mà ta sử dụng đồng hồ áp suất cơ học bình thường sẽ làm cho kim đồng hồ. Rung liên tục khi đấy độ chính xác thấp, độ bền sản phẩm không cao, gây ảnh hưởng đến công việc.
2. Đồng hồ đo áp suất nước không dầu
Đồng hồ đo áp suất nước không dầu là loại đồng hồ cơ học bình thường. Nó được dùng để đo áp suất khí, nước, chân không, áp suất cao. Nơi có sự ăn mòn và những nơi bình thường và được ứng dụng phổ biến trong các nhà máy lọc nước. hóa chất, thủy điện, thực phẩm, dược phẩm, công nghệ sinh học.
Đặc thù của những môi trường và không gian này đó là không có rung lắc và rất ít va đập.
Tuy nhiên nếu lắp loại đồng hồ này vào không gian hay môi trường có nhiệt độ quá thấp hay nhiệt cao. Hơi nóng thì ngay lập tức mặt đồng hồ sẽ bị ngưng tụ hơi nước, đóng băng. Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc đọc thông số mà còn gây nứt vỡ mặt kính đồng hồ, hư hỏng.
Đồng hồ đo áp suất nước không dầu
3. Đồng hồ đo áp suất nước chân đứng
Đồng hồ đo áp suất nước chân trước hay đồng hồ chân đứng đều là tên để gọi cho thiết bị đo áp suất có chân kết nối đứng. mặt đồng hồ hướng về người xem.
Thông thường, người ta lắp đồng hồ này trên các đường ống. Ở những vị trí thuận tiện nhìn. Cũng giống với các thiết bị đo áp khác, điều cần quan tâm tới nó là: nhiệt độ, thang đo, chất liệu cấu thành.
4. Đồng hồ đo áp suất nước chân sau
đồng hồ áp suất nước chân sau.Đây là loại đồng hồ phổ biến với chân kết nối được đặt sau lưng. Đồng hồ này được gợi ý dùng khi muốn kiểm tra áp suất ở âm tường hoặc mặt tụ hay những vị trí cao vì mặt đồng hồ hướng ra ngoài nên dễ dàng quan sát. Trong đồng hồ chân sau, người ta chia thành rất nhiều loại: đồng hồ chân sau vị trí 6h, đồng hồ chân sau vị tri 3h, đồng hồ chân sau 12h, đồng hồ chân sau 6h có vít định vị.
Đồng hồ đo áp suất nước chân sau
5. Phân loại đồng hồ áp suất nước theo dạng khác
– Theo mặt bích hay đồng hồ áp suất có vành: Đồng hồ có mặt bích và đồng hồ không có mặt bích.
– Theo cỡ phi mặt đồng hồ: Đồng hồ phi 63, đồng hồ phi 100, đồng hồ phi 50, đồng hồ phi 80 và đồng hồ phi 100.
– Theo hãng sản xuất: Đồng hồ đo áp suất Ligi, đồng hồ áp suất KK gau, Đồng hồ đo áp suất PVN.
– Theo xuất xứ: Đồng hồ áp suất đến từ Đức, đồng hồ Nhật Bản, đồng hồ Trung Quốc, đồng hồ Đài Loan, đồng hồ Hàn Quốc, đồng hồ Ấn Độ…
– Riêng loại đồng hồ có xuất xứ từ Trung Quốc và Đài Loan. Có ưu thế vượt trội hơn về mẫu mã phong phú, thang đo đồng hồ lại rất đa dạng ngoài ra chúng còn giá thành rẻ hơn nhiều.
6. Cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất
Cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất nước. Bạn đang có nhu cầu cần mua đồng hồ đo áp suất, nhiều người dùng chưa biết mình sẽ phải chọn loại đồng hồ áp suất như nào để vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, vừa tiết kiệm được chi phí một cách tối ưu nhất.
Vậy dựa vào đâu để lựa chọn được loại đồng hồ đo áp suất tốt nhất? Dưới đây là một số điểm lưu ý giúp người dùng cân nhắc trước khi đưa ra quyết định
Để chọn một chiếc đồng hồ đo áp suất phù hợp với thiết bị đo của mình thường lưu ý nhất điều gì? Chắc chắn là chất lượng, độ chính xác kiểu dáng đồng hồ phù hợp với thể thiết bị cần đo.
Nhưng nên chọn loại nào giữa hàng loạt các thương hiệu như hiện nay? Đó mới là điều cần quan tâm nhất.
Lựa chọn đồng hồ đo áp suất chính xác rất quan trọng. Điều này giúp mọi chỉ số đo của đồng hồ đưa ra chính xác nhất.
Và giúp người kiểm tra vận hành nắm rõ được hiện trạng của hệ thống.
Tuy nhiên việc lựa chọn đồng hồ đo áp suất sao cho chính xác lại là vấn đề mà không phải ai cũng biết.
Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất chính xác nhất
Đồng hồ đo áp suất được xem như là chuông cảnh báo giúp phát hiện kịp thời những vấn đề liên quan đến áp suất.
7. Kích cỡ ren kết nối của đồng hồ đo áp suất
Hiện nay dòng đồng hồ đo áp suất nước có đa dạng kiểu dáng kết nối với đường ống, hệ thống.
Chính vì thế mà nếu lựa chọn đồng hồ sai kiểu dáng kết nối. Thì các bạn sẽ mất công thay đổi kết cấu cơ khí để lắp đặt được đồng hồ. Hoặc có thể các bạn sẽ mất công đi đổi lại kiểu đồng hồ có kết nối phù hợp.
Điều này khiến chúng ta mất rất nhiều thời gian trong quá trình lắp đặt. Chính vì thế mà chúng ta cần chú ý đến kiểu dáng kết nối đồng hồ phù hợp để tránh lựa chọn sai.
Các kiểu kết nối thông dụng hiện nay như: Chân đứng, chân sau,…
Có một số trường hợp mà chúng tôi thường gặp đó là khi mua đồng hồ đo áp suất dầu nhưng bỏ qua cỡ ren của chân kết nối.Và điều này thường sẽ dẫn đến việc lắp đặt tốn kém thời gian, chi phí khi phải tìm và mua các đầu nối chuyển đổi.
Với đồng hồ phi từ 80mm trở xuống thì các kiểu chân ren phổ biến như: G ¼, G ¼ NPT, G 3/8, G 3/8 NPT, G 1/8, G 1/8 NPT…
Với đồng hồ phi từ 100 mm trở lên thì size ren chân kết nối thông dụng như: G ½, G ½ NPT, G 1, G 1 NPT, G 1 ½, G 1 ½ NPT…
Đồng hồ đo áp suất nước được ứng dụng rất nhiều lĩnh vực liên quan đến nước.
Trong đời sống, chúng ta thường thấy đồng hồ đo áp lực nước nhất là ở các thiết bị rửa xe, tưới cây, hoặc ở các tòa nhà chung cư, đồng hồ đo áp suất nước được gắn trên các ống dẫn nước lên các tòa nhà…
Còn trong công nghiệp, chúng ta thường thấy rất nhiều ống dẫn, bồn chứa chất lỏng – chất khí trong các nhà máy sản xuất, hay khu vực xử lý nước thải. Việc sử dụng đồng hồ đo áp suất nước giúp chúng ta kiểm soát được áp suất trên đường ống, trên bồn chứa cũng như tránh được các rủi ro vỡ đường ống dẫn nước hoăc nghiêm trọng hơn là vỡ bồn chứa.
đồng hồ đo áp suất nước Pro instrument
1. Những lưu ý khi sử dụng đồng hồ đo áp suất nước
Đồng hồ đo áp suất nước Với thiết bị công nghiệp nào cũng vậy, khi chọn lựa thiết bị; thì cần hết sức lưu ý đến thông số, kích thước và tính năng của chúng. Và khi lựa chọn đồng hồ đo áp suất nước cũng vậy. Chúng ta cần lưu ý là nên chọn loại có dầu chống rung lắc hay không.
Đó là đối với các khu vực gần motor bơm nước. Thì chúng ta nên chọn loại đồng hồ đo áp suất có dầu chống rung. Để kim đồng hồ hiển thị chính xác giá trị cần đo giảm rung động của motor gây ra.
Đối với một số khu vực có nhiệt độ cao chúng ta nên lựa chọn các loại đồng hồ đo áp suất có nhiệt độ phù hợp. để tránh gây lãng phí khi chọn sai ứng dụng. Vì tất các loại dong ho do ap suat nuoc đều có nhiệt độ làm việc nhất định.
Còn đối với môi trường nước sạch ta phải dùng đồng hồ áp suất chân inox. Vì loại chân đồng sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị oxy hóa gây ô nhiễm nước.
2. Nhược điểm và cách khắc phục đồng hồ đo áp suất nước
Chúng tôi xin chia sẻ một số nguyên nhân dẫn đến hỏng đồng hồ đo áp suất nước và cách khắc phục.
Sai sót từ con người làm ảnh hưởng đến thiết bị đo
Những nguyên nhân đầu tiên phải nói đến đó là sự tác động của con người đến thiết bị đo. Ví dụ như lắp đặt không đung quy trình, lắp đặt và vận hành sai nguyên tắc. Việc bảo trì bảo dưỡng không đúng quy cách thiếu hợp lý.
Tất cả những điều trên đầu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành của đồng hồ đo áp lực.
Cách khắc phục: Nên tham khảo các thông tin đại chúng như sách báo mạng và các video hướng dẫn lắp đặt vận hành hoặc hỏi tư vấn từ nhà cung cấp sản phẩm.
Đồng hồ áp suất bị ăn mòn
Khi làm việc trong môi trường có chứa hoác chất thì không thể tránh khỏi việc các thiết bị sử dụng có thể sẽ bị ăn mòn. Hầu hết các bộ phân bên trong của đồng hồ đo áp đều có tính chống ăn mòn. Tuy nhiên các bộ phân bên ngoài thì thường không được bảo vệ như vậy, dẫn đến việc sử dụng sau một thời gian thì đồng hồ bị ăn mòn và bắt đầu hư hỏng.
Cách khắc phục: Để khắc phục vấn đề này thì nên chọn loại đồng hồ đo áp suất phù hợp với điều kiện môi trường làm việc. Và giải pháp thường được sử dụng nữa đó là sử dụng màng cách ly cho đồng hồ, phù hợp với hóa chất trong môi trường làm việc.
Tắc nghẽn đồng hồ đo áp suất
Khi đồng hồ đo áp làm việc có những chất hóa học hoặc dung môi có tính kết tủa cao thì đồng hồ đo áp sau một thời gian sử dụng sẽ rất dễ bị tắc nghẽn. Điều này gây ra việc hiển thị kim báo áp suất bị sai lệch.
Sự cố này cực kỳ nguy hiểm, khi đồng hồ bị tắc nghẽn thì có thể đồng hồ đo áp sẽ không báo có áp lực.Tuy vậy thực tế khi đó trong đường ống đang chịu một áp suất rất lớn. Điều này dẫn đến việc cháy nổ, nguy cơ mất an toàn là rất lớn.
Cách khắc phục: Giống như trường hợp bị ăn mòn thì ta nên sử dụng màng cách ly cho đồng hồ đo, để tránh tình trạng kết tinh làm tắc nghẽn thì nên kiểm tra đồng hồ thường xuyên.
Ảnh hưởng của ngoại lực đến Đồng hồ đo áp suất nước
Đồng hồ đo áp suất nước Các Chuyên gia đã khuyến cáo rằng phần lớn các thiết bị đo áp suất gặp hỏng hóc và sự cố là do tác động của ngoại lực. Ngoại lực tác động lên thiết bị tạo ra chấn động làm ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của hầu hết các thiết bị đo. Tác động làm kim hiển thị dao động liên tục, thiết bị đo không chỉ chính xác giá trị cần đo. Chấn động liên tục làm xê dịch các cấu trúc bên trong đồng hồ đo áp lực, tần suất dao động khác nhau liên tục cọ xát làm mòn các bánh răng.
Hướng khắc phục: Nên sử dụng Đồng hồ áp suất loại chứa dầu, vì chứa dầu bên trong nên sẽ giúp đồng hồ ổn định hơn khi có rung chấn, giúp chống sốc cho kim đồng hồ.
Đồng hồ đo áp suất nước LiGi
Áp suất thay đổi đột ngột tác động đến Đồng hồ áp suất
Đồng hồ đo áp suất nước Khi áp suất trong ống thay đổi đột ngột dẫn đến sự tác động đột ngột vào đồng hồ đo áp, làm bánh răng quay liên tục, kim chỉ thị không thể chỉ chính xác. Việc tăng giảm áp suất đột ngột tác động lớn đến sự mài mòn của bánh răng.
Cách khắc phục: Sử dụng đồng hồ đo áp lực có chứa dầu, chống sốc cho kim chỉ thị. Lắp thêm một ống hẹp trước khi áp suất tác động đến đồng hồ, tránh việc tăng áp giảm áp đột ngột.
Sự tác động của nhiệt độ đến Đồng hồ đo áp suất
Đồng hồ đo áp suất nước Khi làm việc trong môi trường quá khắc nghiệt, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ có tác động xấu đến Đồng hồ đo áp suất. Khi bị tác động nhiệt, các bộ phận của đồng hồ sẽ co dãn theo nhiệt độ dẫn đến việc hoạt động sai lệch, đặc biệt các vị trí như lò xo, bánh răng… Phần cấu tạo bên ngoài của đồng hồ đo cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt, làm hở các mối nối kim loại, sai lệch cấu tạo đồng hồ. Tất cả điều đó dẫn đến việc đồng hồ đo áp suất bị sai số, trở thành đồ bỏ đi.
Cách tránh và khắc phục: Cần lắp đặt ống tản nhiệt đi kèm với đồng hồ đo áp suất, mỗi loại đồng hồ sẽ có một loại ống tản nhiệt riêng. Điều này giúp tỏa nhiệt nhanh hơn, đồng hồ sẽ có độ bền sử dụng lâu hơn.
Hơi nước ảnh hưởng đến Đồng hồ đo áp suất
Nhiều môi trường lắp đặt đồng hồ đo áp lực có lượng hơi rất cao, hơi nước, hơi của các chất hóa học… Chính vì vậy, mặc dù được lắp đặt, cấu tạo rất kín nhưng hơi nước vấn có thể lọt vào trong đồng hồ. Việc này có thể làm mờ mặt kính hiển thị áp suất, không thể nhìn thấy kim chỉ số. Những môi trường có hơi nước của các chất hóa học thì có thể len lỏi dễ hơn vào bên trong các bộ phận của đồng hồ báo áp suất gây ăn mòn theo thời gian.
Đồng hồ đo áp suất bị quá áp
Khi có một dòng áp lực lớn hơn dung sai của đồng hồ đo tác động lên thì sẽ gây hỏng đồng hồ ngay lập tức. Còn có thể làm biến dạng đường ống, vỡ Đồng hồ đo áp suất.
Cách khắc phục: Sử dụng thiết bị quá áp để bảo vệ đồng hồ, hoặc tốt hơn nên sử dụng đồng hồ có dung sai lớn hơn dung sai tiêu chuẩn áp suất cần đo.
Đến với chúng tôi các bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng các sản phẩm đồng hồ đo áp suất nước, giá cả cạnh tranh hàng chính hãng đã được kiểm nghiệm kỹ càng trước khi đến tay người tiêu dùng với chất lượng là tốt nhất.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ XÂY DỰNG QUANG TIẾN
Địa chỉ: Khu TT Nguyễn Công Trứ- P. Phố Huế – Q.Hai Bà Trưng – Hà Nội
Holine: 0983.624.825 – 08351.88866
Zalo: 0835188866 (Thiết bị đo Áp)
Email: dohodoapsuatgiare@gmail.com
WEBSITE: https://donghodoapsuat.net
Các tỉnh thành mà chúng tôi đã cung cấp đồng hồ đo áp suất nước
Khu vực Phía Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La; Tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh; Tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Khu vực Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Khu vực Miền Nam: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ